Giờ đây thực tế ảo có thể trở thành một xu hướng công nghệ mới theo sau thiết bị di động. Hãy thử nhìn Facebook mà xem, mới đây hãng đã bỏ ra 2 tỉ USD để mua lại Oculus VR nhằm cải thiện cách mà người dùng trải nghiệm thực tế ảo. Một số công ty lớn khác cũng bắt đầu nhòm ngó đến lĩnh vực này, trong đó có Sony với dự án Morpheus, Samsung với Gear VR và nhiều tên tuổi khác. Người ta thường nghĩ thực tế ảo thường chỉ dùng để chơi game, tuy nhiên thực tế nó còn có rất nhiều ứng dụng khác nữa, cũng vì vậy mà các công ty mới đầu tư rất nhiều tiền để chuẩn bị cho công nghệ này.
Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality – VR) hiện đang nổi lên rất nhiều trong những tin tức công nghệ, và nó có thể được áp dụng cho công việc hằng ngày theo nhiều cách khác nhau. Hãy nghĩ về việc một nhà môi giới bất động sản “dẫn” khách hàng đi xem nhà trong không gian ba chiều, người ta có thể dẫn bạn đi xem từng căn phòng một, bước ra ngoài để nhìn thiết kế phối cảnh mà chẳng phải lặn lội đường xa. Hoặc bạn đang ngồi ở nhà và suy nghĩ không biết nên mua con thú nhồi bông nào cho con mình. Khi đó chỉ việc đeo chiếc kính thực tế ảo lên là bạn có thể xem toàn bộ 360 độ của sản phẩm.
Một doanh nghiệp cũng có thể tận dụng VR để huấn luyện nhân viên một cách tiết kiệm, không phải chi hàng đống tiền để thuê người dạy hoặc tiết kiệm thời gian cho những người khác trong công ty. Bạn hãy tưởng tượng đến một nhà bán lẻ lớn thường xuyên phải chỉ cho nhân viên cách bán hàng và giao tiếp với khách. Những kì huấn luyện như thế thường đề cập đến cách chào khách ra sao, cách lắng nghe như thế nào, ngôn ngữ hình thể cần phải bộc lộ những gì, đồng thời phát hiện ra suy nghĩ của khách thông qua cách nói và nhiều yếu tố khác. Tất cả các kĩ năng này sẽ rất khó hấp thu nếu chỉ học lý thuyết suông.
Còn nếu có những công cụ thực tế ảo thì sao? Khi đó, nhà tuyển dụng chỉ cần cho nhân viên của mình đeo kính thực tế ảo vào và sau đó giả lập lại các tình huống thực tế. Điều đó không chỉ giúp tiết giảm chi phí như đã nói ở trên mà còn giúp nhân viên sẵn sàng hơn khi gặp phải các trường hợp tương tự trong quá trình làm việc.
Có một khái niệm thường được nhắc đến khi nói về thực tế ảo, đó là Gamifying, tạm dịch là “game hóa”. Kĩ thuật này rất tuyệt vời bởi nó đánh vào những khía cạnh tâm lý cơ bản của con người. Như các bạn đã biết, các trò chơi điện tử thường mang tính cạnh tranh và chúng cũng giúp người chơi khẳng định vị thế của mình, ngoài ra game còn có thể chuyển tải các phản hồi gần như tức thì. Những ứng dụng trong kinh doanh của thực tế ảo cũng thế, chúng sẽ “game hóa” môi trường làm việc để khiến các nhân viên cạnh tranh với nhau, từ đó ngày một hoàn thiện bản thân hơn. Đây là một điều quan trọng đối với các công ty đánh giá nhân viên dựa trên hiệu quả công việc. Người sử dụng lao động cũng có thể tổ chức các cuộc thi để cho nhân viên bán hàng của họ cạnh tranh thử sức với nhau với mục đích tương tự.
Thực tế ảo cũng có thể giúp ích rất nhiều cho phòng nhân sự khi họ muốn tuyển người giỏi vào công ty. Ví dụ, với một chiếc kính Oculus VR, một người nào đó bên nhân sự có thể cho ứng cử viên sắp nộp đơn vào công ty biết được rằng văn phòng của công ty như thế nào, văn hóa của công ty ra sao, việc làm thường ngày của họ sẽ bao gồm những gì. Chắc chắn là những thông tin như trên hoàn toàn có thể truyền đạt bằng ảnh, video hay thậm chí là lời nói, nhưng hiệu quả đạt được sẽ không “thật” như khi ứng dụng công nghệ VR. Dựa vào “chuyến tham quan đó”, ứng viên có thể quyết định sẽ tiếp tục nộp hồ sơ hoặc rút lui, khi đó phòng nhân sự sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí so với lúc tuyển được người rồi nhưng người đó lại nộp đơn xin nghỉ việc vì không phù hợp với chỗ làm.
Chưa hết, VR còn hữu ích cho việc làm việc chung giữa các bộ phận của công ty tại nhiều nơi trên thế giới. Mặc dù công nghệ chat và hội thoại video hiện nay đã có nhiều bước tiến, nhưng được thấy, được bắt tay trực tiếp với một người đồng nghiệp thì vẫn thú vị hơn so với việc phải thấy nhau qua màn hình. VR sẽ giúp các công ty đa quốc gia hoạt động hiệu quả hơn và vượt qua rào cản về vị trí địa lý. Những sếp cao cấp cũng có thể thăm và nói chuyện với nhân viên của mình mà không tốn quá nhiều chi phí đi lại, ăn ở.
Với công nghệ thực tế ảo, các công ty cũng có thể đưa ý tưởng 2D thành các mẫu hình 3D. Một ví dụ đó là Ford đã bắt đầu sử dụng VR để phát triển sản phẩm của mình từ năm 2000 đến nay, và gần đây hãng còn có ý định đưa chiếc kính Oculus Rift vào quá trình xây dựng nên những chiếc xe mới nữa kìa. Với VR, Ford hi vọng sẽ nhìn thấy được chất lượng của xe giống y như những gì mà khách hàng của công ty nhìn thấy. Các kĩ sư muốn thấy và trải nghiệm sản phẩm của mình trước khi thật sự sản xuất nó. Công nghệ này cũng được liên kết với các phần mềm thiết kế CAD trên máy tính để dựng nên ngoại thất, nội thất của xe. Nhìn tổng quan, thực tế ảo sẽ là một giải pháp có hiệu quả cực kì cao về chi phí và thời gian cho nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tất cả những ý tưởng nói trên đều là các sáng kiến có chiều sâu, và chúng sẽ giúp thúc đẩy việc kinh doanh của các doanh nghiệp về phía trước. Còn để triển khai như thế nào lại là một chuyện khác. Ban lãnh đạo công ty A có thể nhìn VR như là một thứ tốn kém và thừa thải, trong khi ban lãnh đạo của công ty B thì nhìn thấy tiềm năng lớn khi ứng dụng VR vào việc kinh doanh thường ngày của họ. Việc đưa các thiết bị VR vào sử dụng cũng còn phụ thuộc vào tầm nhìn và sự chấp thuận của nhân viên trong công ty nữa. Vấn đề này thì chúng ta sẽ không nói đến trong bài viết này.
Ở mức độ cốt lõi nhất, thực tế ảo là một công nghệ được phát minh ra nhằm cải thiện trải nghiệm của con người. Chính vì thế, đừng quá ngạc nhiên khi các công ty bắt đầu “thức giấc” và cố gắng áp dụng VR để cải thiện việc kinh doanh của mình. Bằng cách khai thác thế giới kĩ thuật số và tăng cường những trải nghiệm của người dùng trong đó, các công ty hoàn toàn có thể khiến khách hàng có thiện cảm với mình hơn, trong khi nội bộ hãng thì hoạt động có hiệu quả và tiết kiệm hơn. Trong bối cảnh các thiết bị VR đang xuất hiện ngày càng nhiều với giá đang giảm dần, tương lai của thực tế ảo sẽ không còn quá xa vời.
Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality – VR) hiện đang nổi lên rất nhiều trong những tin tức công nghệ, và nó có thể được áp dụng cho công việc hằng ngày theo nhiều cách khác nhau. Hãy nghĩ về việc một nhà môi giới bất động sản “dẫn” khách hàng đi xem nhà trong không gian ba chiều, người ta có thể dẫn bạn đi xem từng căn phòng một, bước ra ngoài để nhìn thiết kế phối cảnh mà chẳng phải lặn lội đường xa. Hoặc bạn đang ngồi ở nhà và suy nghĩ không biết nên mua con thú nhồi bông nào cho con mình. Khi đó chỉ việc đeo chiếc kính thực tế ảo lên là bạn có thể xem toàn bộ 360 độ của sản phẩm.
Một doanh nghiệp cũng có thể tận dụng VR để huấn luyện nhân viên một cách tiết kiệm, không phải chi hàng đống tiền để thuê người dạy hoặc tiết kiệm thời gian cho những người khác trong công ty. Bạn hãy tưởng tượng đến một nhà bán lẻ lớn thường xuyên phải chỉ cho nhân viên cách bán hàng và giao tiếp với khách. Những kì huấn luyện như thế thường đề cập đến cách chào khách ra sao, cách lắng nghe như thế nào, ngôn ngữ hình thể cần phải bộc lộ những gì, đồng thời phát hiện ra suy nghĩ của khách thông qua cách nói và nhiều yếu tố khác. Tất cả các kĩ năng này sẽ rất khó hấp thu nếu chỉ học lý thuyết suông.
Còn nếu có những công cụ thực tế ảo thì sao? Khi đó, nhà tuyển dụng chỉ cần cho nhân viên của mình đeo kính thực tế ảo vào và sau đó giả lập lại các tình huống thực tế. Điều đó không chỉ giúp tiết giảm chi phí như đã nói ở trên mà còn giúp nhân viên sẵn sàng hơn khi gặp phải các trường hợp tương tự trong quá trình làm việc.
Có một khái niệm thường được nhắc đến khi nói về thực tế ảo, đó là Gamifying, tạm dịch là “game hóa”. Kĩ thuật này rất tuyệt vời bởi nó đánh vào những khía cạnh tâm lý cơ bản của con người. Như các bạn đã biết, các trò chơi điện tử thường mang tính cạnh tranh và chúng cũng giúp người chơi khẳng định vị thế của mình, ngoài ra game còn có thể chuyển tải các phản hồi gần như tức thì. Những ứng dụng trong kinh doanh của thực tế ảo cũng thế, chúng sẽ “game hóa” môi trường làm việc để khiến các nhân viên cạnh tranh với nhau, từ đó ngày một hoàn thiện bản thân hơn. Đây là một điều quan trọng đối với các công ty đánh giá nhân viên dựa trên hiệu quả công việc. Người sử dụng lao động cũng có thể tổ chức các cuộc thi để cho nhân viên bán hàng của họ cạnh tranh thử sức với nhau với mục đích tương tự.
Thực tế ảo cũng có thể giúp ích rất nhiều cho phòng nhân sự khi họ muốn tuyển người giỏi vào công ty. Ví dụ, với một chiếc kính Oculus VR, một người nào đó bên nhân sự có thể cho ứng cử viên sắp nộp đơn vào công ty biết được rằng văn phòng của công ty như thế nào, văn hóa của công ty ra sao, việc làm thường ngày của họ sẽ bao gồm những gì. Chắc chắn là những thông tin như trên hoàn toàn có thể truyền đạt bằng ảnh, video hay thậm chí là lời nói, nhưng hiệu quả đạt được sẽ không “thật” như khi ứng dụng công nghệ VR. Dựa vào “chuyến tham quan đó”, ứng viên có thể quyết định sẽ tiếp tục nộp hồ sơ hoặc rút lui, khi đó phòng nhân sự sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí so với lúc tuyển được người rồi nhưng người đó lại nộp đơn xin nghỉ việc vì không phù hợp với chỗ làm.
Chưa hết, VR còn hữu ích cho việc làm việc chung giữa các bộ phận của công ty tại nhiều nơi trên thế giới. Mặc dù công nghệ chat và hội thoại video hiện nay đã có nhiều bước tiến, nhưng được thấy, được bắt tay trực tiếp với một người đồng nghiệp thì vẫn thú vị hơn so với việc phải thấy nhau qua màn hình. VR sẽ giúp các công ty đa quốc gia hoạt động hiệu quả hơn và vượt qua rào cản về vị trí địa lý. Những sếp cao cấp cũng có thể thăm và nói chuyện với nhân viên của mình mà không tốn quá nhiều chi phí đi lại, ăn ở.
Với công nghệ thực tế ảo, các công ty cũng có thể đưa ý tưởng 2D thành các mẫu hình 3D. Một ví dụ đó là Ford đã bắt đầu sử dụng VR để phát triển sản phẩm của mình từ năm 2000 đến nay, và gần đây hãng còn có ý định đưa chiếc kính Oculus Rift vào quá trình xây dựng nên những chiếc xe mới nữa kìa. Với VR, Ford hi vọng sẽ nhìn thấy được chất lượng của xe giống y như những gì mà khách hàng của công ty nhìn thấy. Các kĩ sư muốn thấy và trải nghiệm sản phẩm của mình trước khi thật sự sản xuất nó. Công nghệ này cũng được liên kết với các phần mềm thiết kế CAD trên máy tính để dựng nên ngoại thất, nội thất của xe. Nhìn tổng quan, thực tế ảo sẽ là một giải pháp có hiệu quả cực kì cao về chi phí và thời gian cho nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tất cả những ý tưởng nói trên đều là các sáng kiến có chiều sâu, và chúng sẽ giúp thúc đẩy việc kinh doanh của các doanh nghiệp về phía trước. Còn để triển khai như thế nào lại là một chuyện khác. Ban lãnh đạo công ty A có thể nhìn VR như là một thứ tốn kém và thừa thải, trong khi ban lãnh đạo của công ty B thì nhìn thấy tiềm năng lớn khi ứng dụng VR vào việc kinh doanh thường ngày của họ. Việc đưa các thiết bị VR vào sử dụng cũng còn phụ thuộc vào tầm nhìn và sự chấp thuận của nhân viên trong công ty nữa. Vấn đề này thì chúng ta sẽ không nói đến trong bài viết này.
Ở mức độ cốt lõi nhất, thực tế ảo là một công nghệ được phát minh ra nhằm cải thiện trải nghiệm của con người. Chính vì thế, đừng quá ngạc nhiên khi các công ty bắt đầu “thức giấc” và cố gắng áp dụng VR để cải thiện việc kinh doanh của mình. Bằng cách khai thác thế giới kĩ thuật số và tăng cường những trải nghiệm của người dùng trong đó, các công ty hoàn toàn có thể khiến khách hàng có thiện cảm với mình hơn, trong khi nội bộ hãng thì hoạt động có hiệu quả và tiết kiệm hơn. Trong bối cảnh các thiết bị VR đang xuất hiện ngày càng nhiều với giá đang giảm dần, tương lai của thực tế ảo sẽ không còn quá xa vời.
Sctvbox.com - Android tv box
0 comments:
Đăng nhận xét