Dẫn đầu hiện nay trong lĩnh vực công nghệ thực tế ảo vẫn là Oculus Rift, tuy nhiên các sản phẩm khác đều có những thế mạnh và sức hút riêng của mình trong giới công nghệ.
Đa dạng sản phẩm
Các sản phẩm thực tế ảo trên thị trường hiện nay có mẫu mã, chất lượng đa dạng và giá cả hợp lý. Từ sản phẩm kính thực tế ảo bình dân nhất như Google Cardboard với mức giá chưa đến 20$ tới những dòng sản phẩm như Gear VR có mức giá khá phải chăng nhưng lại phải đi kèm với Note 4, hay như HoloLens của Microsoft sẽ không nằm trong phân khúc tầm thấp.
Ở bất kỳ mức giá nào, những người đam mê kính thực tế ảo cũng có thể tìm thấy cho mình một sản phẩm phù hợp và để tham gia những trải nghiệm tuyệt vời của công nghệ VR.
“Sân nhà” Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay có một số sản phẩm kính thực tế ảo như Homido, Imax... trong đó có cả đại diện duy nhất của người Việt là kính Horus.
Đa dạng sản phẩm
Các sản phẩm thực tế ảo trên thị trường hiện nay có mẫu mã, chất lượng đa dạng và giá cả hợp lý. Từ sản phẩm kính thực tế ảo bình dân nhất như Google Cardboard với mức giá chưa đến 20$ tới những dòng sản phẩm như Gear VR có mức giá khá phải chăng nhưng lại phải đi kèm với Note 4, hay như HoloLens của Microsoft sẽ không nằm trong phân khúc tầm thấp.
Ở bất kỳ mức giá nào, những người đam mê kính thực tế ảo cũng có thể tìm thấy cho mình một sản phẩm phù hợp và để tham gia những trải nghiệm tuyệt vời của công nghệ VR.
Kính thực tế ảo của Samsung |
Tại Việt Nam hiện nay có một số sản phẩm kính thực tế ảo như Homido, Imax... trong đó có cả đại diện duy nhất của người Việt là kính Horus.
Sản phẩm Horus Lite của RNG |
Sau khi tung ra Horus Lite và Horus Lite Flex thì RNG dường như đang có thời gian yên hơi lặng tiếng để tập trung vào Horus Pro. Nhưng cho đến nay thiết kế của thiết bị này vẫn đang được Horus giữ kín.
Nhìn chung thì những sản phẩm hiện đang có tại thị trường Việt Nam gần như là phiên bản khác của Google Cardboard với thiết kế chắc chắn hơn, đẹp mắt hơn, dễ dùng hơn và mang đến cho người dùng trải nghiệm thực tế ảo, so với những sản phẩm top hiện nay của thế giới thì có lẽ vẫn còn nhiều điểm cần phải cải tiến.
RNG sẽ phải làm gì
Dự báo nửa cuối năm 2015, sẽ có một loạt các sản phẩm từ các ông lớn sẽ được tung ra và có lợi thế về công nghệ - sản xuất -danh tiếng. Doanh nghiệp theo đuổi công nghệ thực tế ảo trong nước – mà đại diện là RNG – đang đứng trước những thách thức lớn, yêu cầu cần phải có lựa chọn và những định hướng quyết định.
Liệu các sản phẩm thực tế ảo của Việt Nam từ giờ đến lúc đó có thể rút ngắn được khoảng cách về công nghệ đủ để “lấy lòng” những người đam mê thực tế ảo?
Nếu RNG tiếp tục đua theo các sản phẩm phần cứng ở phân khúc tầm thấp và định hướng chinh phục người dùng bằng mức giá “hợp lý” và chất lượng “ổn định” thì có đủ đất và sân chơi cũng như khả năng phát triển lâu dài cho sản phẩm Horus hay không? Hay RNG nên né tránh các điểm mạnh của đối thủ lớn là công nghệ, thương hiệu và khả năng sản xuất công nghiệp, thị trường rộng lớn... để chuyển qua một hướng đi mới là đầu tư phát triển về phần mềm?
Trong trường hợp phát triển được phần cứng, RNG sẽ có lợi thế lâu dài về công nghệ. Tuy nhiên, hiện nay thị trường phần mềm cho thực tế ảo cũng hết sức tiềm năng khi nhu cầu về các ứng dụng trong giải trí, công việc và cuộc sống ngày càng tăng.
Chọn hướng đi nào để có thể phát triển bền vững, phát huy được thế mạnh và tăng sức cạnh tranh? Đây đang là một bài toán không chỉ đối với nhóm phát triển mà cũng là vấn đề trăn trở, đáng quan tâm đối với những người yêu thích công nghệ thực tế ảo, mong muốn ủng hộ doanh nghiệp thực tế ảo của Việt Nam.
Nhìn chung thì những sản phẩm hiện đang có tại thị trường Việt Nam gần như là phiên bản khác của Google Cardboard với thiết kế chắc chắn hơn, đẹp mắt hơn, dễ dùng hơn và mang đến cho người dùng trải nghiệm thực tế ảo, so với những sản phẩm top hiện nay của thế giới thì có lẽ vẫn còn nhiều điểm cần phải cải tiến.
RNG sẽ phải làm gì
Dự báo nửa cuối năm 2015, sẽ có một loạt các sản phẩm từ các ông lớn sẽ được tung ra và có lợi thế về công nghệ - sản xuất -danh tiếng. Doanh nghiệp theo đuổi công nghệ thực tế ảo trong nước – mà đại diện là RNG – đang đứng trước những thách thức lớn, yêu cầu cần phải có lựa chọn và những định hướng quyết định.
Liệu các sản phẩm thực tế ảo của Việt Nam từ giờ đến lúc đó có thể rút ngắn được khoảng cách về công nghệ đủ để “lấy lòng” những người đam mê thực tế ảo?
Nếu RNG tiếp tục đua theo các sản phẩm phần cứng ở phân khúc tầm thấp và định hướng chinh phục người dùng bằng mức giá “hợp lý” và chất lượng “ổn định” thì có đủ đất và sân chơi cũng như khả năng phát triển lâu dài cho sản phẩm Horus hay không? Hay RNG nên né tránh các điểm mạnh của đối thủ lớn là công nghệ, thương hiệu và khả năng sản xuất công nghiệp, thị trường rộng lớn... để chuyển qua một hướng đi mới là đầu tư phát triển về phần mềm?
Trong trường hợp phát triển được phần cứng, RNG sẽ có lợi thế lâu dài về công nghệ. Tuy nhiên, hiện nay thị trường phần mềm cho thực tế ảo cũng hết sức tiềm năng khi nhu cầu về các ứng dụng trong giải trí, công việc và cuộc sống ngày càng tăng.
Chọn hướng đi nào để có thể phát triển bền vững, phát huy được thế mạnh và tăng sức cạnh tranh? Đây đang là một bài toán không chỉ đối với nhóm phát triển mà cũng là vấn đề trăn trở, đáng quan tâm đối với những người yêu thích công nghệ thực tế ảo, mong muốn ủng hộ doanh nghiệp thực tế ảo của Việt Nam.
Sctvbox.com - Android tv box
0 comments:
Đăng nhận xét